Người Việt đã quên cách sử dụng đồ bảo hộ lao động | Bảo hộ lao động | Giầy bảo hộ | Quần áo bảo hộ ..

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
HOTLINE
034 9413579
DANH MỤC SẢN PHẨM

Quảng cáo

Quảng cáo

Quảng cáo

Quảng cáo

THỐNG KÊ
Đang online: 65
Lượt truy cập: 9286139
GIỎ HÀNG
Trang chủ - Blog - Người Việt đã quên cách sử dụng đồ bảo hộ lao động


Có khi nào bạn nghĩ tới việc mình cần phải trang bị những gì khi tham gia vào một công việc nào đó??? Đó là câu hỏi mà tôi muốn tự đặt ra cho mình và cũng là cho các bạn. Liệu bạn có tôn trọng công việc của chính mình-hay liệu bạn có quí trọng chính bản thân mình???


Bảo hộ lao động
 là một lĩnh vực vô cùng quan trọng trong lao động và trong đời sống hằng ngày. Khi làm việc trên công trường, trong xí nghiệp sản xuất, hay đơn giản là làm vườn hay nấu ăn, tất cả những công việc đó đều yêu cầu bạn phải tự trang bị cho mình những dụng cụ đồ dùng cần thiết để đảm bảo an toàn cho chính bạn.


Với những người làm việc tại công trường hay xí nghiệp sản xuất là giày ủng,mũ, quần áo bảo hộ. Với những người làm bếp hay làm vườn, họ cũng cần giày ủng và găng tay, khẩu trang. Trang bị bảo hộ lao động hiện hữu trong mọi công việc hằng ngày một cách đơn giản như vậy.
Tuy nhiên đa số mọi người lại không biết hoặc không quan tâm tới việc tự bảo đảm an toàn cho chính mình. Những người tham gia trực tiếp vào những công việc nặng nhọc hoặc nguy hiểm thì lại có suy nghĩ ỷ lại vào lượng trang bị bảo hộ ít ỏi mà doanh nghiệp trang bị cho nhân công.


Tất nhiên cũng có những cá nhân hiểu biết về an toàn lao động và những doanh nghiệp có trách nhiệm với nhân công của mình
Nhưng số lượng đó hiện nay là quá nhỏ khi so sánh với các nước tiên tiến phát triển khác.
Thiết nghĩ chúng ta nên học cách tôn trọng công việc và quí trọng bản thân mình từ việc luôn luôn trang bị đầy đủ 
các dụng cụ đồ dùng bảo hộ lao động. An toàn cho bản thân cũng là an toàn cho gia đình và cho xã hội, bảo vệ công việc của bạn.


Trong Thông tư 18 - LĐTT của Chính phủ ngày 17/06/1958 cũng đã nêu rõ tầm quan trọng của việc trang bị bảo hộ lao động cho công nhân trong
các ngành nghề. Cụ thể xin được trích dẫn dưới đây.

BỘ LAO ĐỘNG
******
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 18-LĐTT
Hà Nội, ngày 17 tháng 06 năm 1958 

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC TRANG BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG

Kính gửi:
Các Bộ.
Các Ủy ban hành chính, khu, thành phố và tỉnh
Các Khu, Sở, Ty, Phòng lao động

Sắc lệnh số 29-SL ngày 12 tháng 8 năm 1947 điều 33 và 134 quy định tất cả các xưởng kỹ nghệ, hầm mỏ, thương điếm đều phải trang bị bảo hộ lao động cho công nhân của xí nghiệp mình. Quy định này nhằm bắt buộc các ban Giám đốc xí nghiệp công và chủ xí nghiệp công tư doanh phải chú ý giữ gìn sức khỏe và bảo đảm tính mạng cho công nhân, viên chức.

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN

Nói chung, đến nay các ngành đều đã có cấp phát các dụng cụ bảo vệ sức khỏe cho công nhân, có tác dụng giảm bớt những nguy cơ bệnh tật nghề nghiệp và tai nạn lao động. Nhưng kiểm điểm lại những năm qua, số tai nạn xẩy ra ở các công trường và xí nghiệp và số người bị đau ốm cũng còn chiếm một tỷ lệ cao. Nguyên nhân một phần cũng do việc trang bị bảo hộ lao động còn nhiều thiếu sót.

a) Trang bị dụng cụ không đầy đủ, không kịp thời hoặc không thích hợp với tính chất của công việc.

Có những nghề như hàn điện mà ngành nào sử dụng nhưng trang bị bảo hộ lao động cho thợ hàn điện chưa thống nhất và hợp lý. Ngành cấp nhiều, ngành cấp ít. Những thứ thật cần thiết cho thợ hàn điện để cách ly điện như giầy đế cao su thì lại không có.

Có công trường sử dụng hàng trăm công nhân đục đá, bắn mìn, làm việc trên cao, nhưng không trang bị bảo hộ lao động, cho là công trường chỉ mở có 4, 5 tháng không cần trang bị.

Có nơi kính của thợ hàn xì bị vỡ nhưng xí nghiệp chờ đến hết hạn ký sử dụng mới cấp phát cái khác.

Có nơi dụng cụ trang bị cho công nhân không thích hợp với công việc làm. Như găng tay cấp cho anh em bốc đá hộc may bằng vải bạt dây, có hai ngón nhưng không đủ rộng cho ngón tay xòe ra khiến khi bốc đá không nắm được chắc. Anh em làm công việc bụi nhiều đều được cấp khẩu trang nhưng nhiều nơi không rút kinh nghiệm cải tiến kiểu may nên có những khẩu trang không sát miệng, bụi vẫn vào nhiều.

Có khẩu trang qúa dày, đáng lẽ may bằng vải màn nhiều lớp thì lại may bằng vải dày nên tuy có ngăn được bụi nhưng lại làm công nhân nghẹt thở và dầy cũng là một lý do làm công nhân ngại đeo khẩu trang.

b) Dụng cụ cấp phát chưa được sử dụng và giữ gìn.

Tuy các ngành đã cấp phát dụng cụ để trang bị cho công nhân nhưng việc dùng và giữ gìn thường đặt thành một chế độ rõ ràng và chặt chẽ. Một công nhân được cấp quần áo và giầy nhưng khi làn việc trong nhà máy thì không mang. Nhiều người được cấp găng tay nhưng không giặt giũ, giữ gìn nên bị dầu mỡ làm nát bẩn, hay hắc ín dính khô làm cho cứng queo không được dùng được nữa.

c) Còn có những hiện tượng biểu hiện kém ý thức bảo vệ lao động coi thường tác dụng của những dụng cụ đã được trang bị.

Nhiều công nhân còn nặng về tập quán cũ, còn chủ quan coi thường những thứ được trang bị và không chịu dùng những thứ đó khi cần thiết, như làm việc trên cao không chịu mang giầy an toàn, làm việc những nơi bụi bặm không chịu đeo khẩu trang mà cho là mang những dụnh cụ ấy thêm phiền phức, không thoải mái. Thấy thế, cán bộ có nhắc nhưng công nhân vẫn không theo và cán bộ cũng bỏ qua không ráo riết đôn đốc nên đã có những tai nạn xẩy ra do không sử dụng các phương tiện đề phòng.

d) Còn nặng tư tưởng chờ cấp trên cấp phát, cán bộ không vận động quần chúng công nhân phát huy sáng kiến tự giải quyết lấy những thứ có thể tự giải quyết được.

Công nhân làm việc trên mặt nền xi măng ẩm ướt có thể đi guốc (có cắt khía bên dưới) hay tạm thời đi guốc trong khi chờ đợi được trang bị những dụng cụ thuận tiện hơn, nhưng cả công nhân lẫn cán bộ không nghĩ tới, nên có những chị em chân bị nước ăn rỗ chằng rỗ thịt, ngón chân bị loét, công nhân bị đau, có người phải nghỉ việc, lãng phí thì giờ sản xuất.

Tóm lại, những thiếu sót nói trên đã ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe công nhân, đã gây ra nhiều tai nạn đáng tiếc làm thiệt hại đến tính mạng của một số công nhân, gây tổn thất khá lớn cho ngân qũy của Nhà nước và không lợi cho sản xuất.

Sở dĩ mắc những thiếu sót đó một mặt là do việc giáo dục cho cán bộ và công nhân về ý nghĩa và mục đích của việc trang bị bảo hộ lao độngchưa được đầy đủ và chưa nâng cao được ý thức bảo hộ lao động của anh chị em. Mặt khác, về tổ chức thực hiện chưa quy định những nguyên tắc cấp phát, giữ gìn và sử dụng các dụng cụ nói trên và chưa quy định rõ trách nhiệm của cán bộ và công nhân đối với vấn đề này.... ( còn tiếp )

Trên đây là trích dẫn một phần của thông tư 18 - LĐTT của Chính phủ về việc trang bị bảo hộ lao động trong các ngành nghề. Chốt lại, lĩnh vực bảo hộ lao động từ rất lâu đã được các cấp lãnh đạo nhà nước và các cơ quan cấp cao quan tâm và ban hành thông tư chỉ đạo cho toàn dân.Vậy tại sao chúng ta lại bỏ qua điều đó-bỏ qua an toàn của chính bản thân mình và mọi người xung quanh. Có lẽ người Việt chúng ta nên học hỏi và quan tâm hơn tới công việc
của mình và quí trọng bản thân hơn để xứng đáng là những con người hiện đại và có hiểu biết

(Lê Chung)

CÔNG TY TNHH BẢO HỘ LAO ĐỘNG UNISAFE VIỆT NAM

Lô 48 Khu Biệt thự 3 Bán đảo Linh Đàm, Khu đô thị Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam

Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://baohoantoan.com nếu bạn sao chép nội dung này.

 

Mời các bạn xem thêm:

 

 

>> Bảo hộ lao động trong hộ gia đình cần những gì

 

>> Thơ về bảo hộ lao động ( giải trí tại Unisafe Việt Nam)

 

CÔNG TY TNHH BẢO HỘ LAO ĐỘNG UNISAFE VIỆT NAM

Số 6 ngách 289 ngõ 42 Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam

TEL: 034 94 13579 

Email: BaoHoAnToan@yahoo.com

--------------------------------------------------

Mã số doanh nghiệp: 0104585353

Đăng ký lần đầu: Ngày 13 tháng 04 năm 2010

Đăng ký thay đổi lần 2: Ngày 28 tháng 11 năm 2014

Tại Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng ký kinh doanh

------------------------------------------------------------------------------------------

bảo hộ lao động Unisafe Việt Nam

http://BaoHoAnToan.com

 

Link bản đồ: 

https://goo.gl/maps/zTUAZqe9QCGm675T8

 

Tags : bảo hộ lao động, giầy bảo hộ, quần áo bảo hộ, mũ bảo hộ, găng tay bảo hộ, kính bảo hộ, bao ho lao dong,
1
Bạn cần hỗ trợ?
Chat hỗ trợ
Chat ngay