Giày (dép) bảo hộ là một trong những trang bị cần thiết trong lao động. Nó bao gồm giày (thấp cổ và cao cổ), ủng được làm từ da, cao su và các chất liệu khác . Nó được sử dụng rộng rãi trong nhà máy, xí nghiệp, công trường xây dựng cứu hỏa, cứu hộ, sản xuất nông nghiệp, làm vườn thậm chí cả trong bếp của nhà hàng khách
Giày (dép) bảo hộ lao động để bảo vệ ngón chân và bàn chân. Gồm 2 công dụng bảo vệ chính là
1.Để tránh vật nặng rơi vào ngón chân mũi giày được thiết kế bao bọc bởi 1 mũ cứng bằng thép hoặc composit nằm giữa lớp da và lớp lót giày.Mũi giày có thể chịu được tải đén 200Jul
2- Phần đế được đúc bằng các vật liệu cao su, PU hoặc nhựa . Thường là chống dầu , chống trơn trượt , chống tĩnh điện và cách điện. để chống đâm xuyên đế được lót thép, composit hoặc sợi kleva Đế giày cũng được thiết kế sao khi sử dụng không đau chân, giảm chấn ở phần gót chân để hạn chế chấn thương xương bàn chân trong quá trình sử dụng
Tùy theo yêu cầu công việc cụ thể sẽ sử dụng những vật liệu theo tiêu chuẩn chụ thể và thiết kế riêng để đáp úng thuận lợi ,an toàn trong công việc. Ví dụ
+ Khi dùng cho bảo hộ lao động ngoài trời mùa đông có tuyết người ta thiết kế theo tiêu chuẩn chủ yếu là các CI tiêu chuẩn tối thiểu và SRC, hơn nữa WR hoặc WRU. chống mài mòn lót lông tổng hợp, trong khi vật liệu bên ngoài là da không thấm nước .Ngoài ra đế chống trơn và là bằng vật liệu tổng hơp để chống lạnh tốt hơn
+ Đối với các lĩnh vực ứng dụng trong lâm nghiệp Giày được thiết kế băng vật liệu chống cắt nhằm hạn chế tai nạn bị cưa cắt vào chân
+ Giầy bảo hộ trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy có những yêu cầu theo tiêu chuẩn EN ISO 15.090: 2012.
Để nhân viên cứu hỏa có thể đi vào và tháo ra nhanh chóng người ta thiết kế thêm khóa kéo kết hợp vói dây giày
• Trên thực tế các loại giày dược phân loại theo ký hiệu S1P, S3 và S5 thuongf có các tiêu chuẩn sau :
• Mũi giày chống vật roi, va đập tới (200 jun)
• chống tĩnh điện
• Chống xăng dầu
• khép kín gót chân ,
• hấp thụ năng lượng trong khu vực gót chân,
• chống ngấm nước (60 phút. không lớn hơn 30%) (không tính loại S1P)
• hấp thụ nước( ngậm nước) (30 phút.> 2g)
• Chống đâm xuyên
• Mặt đế giày được thiết kế tăng ma sát do đó không bị trơn trượt
Giày bảo hộ cần phải đạt tiêu chuẩn an toàn trong công việc và tránh phát sinh bệnh nghề nghiệp khi sử dụng. Trên hộp giày có rất nhiều ký hiệu cho ta biết công dụng và tiêu chuẩn theo quy định của đôi giày.Cụ thể là:
• SB - Yêu cầu cơ bản gồm tiêu chuẩn FO (đế chống dầu xăng và các chất tương tự -FO)
• S1 – gồm tiêu chuẩn(A + FO + E) Trong đóA là chống tĩnh điện, E là chống sốc giảm chấn ở got chân.
• S1P - gồm tiêu chuẩn (A + FO + E + P) P: chống đâm xuyên
• S2 - như S1, thêm WRU(A + FO + E + WRU) -WRU là chống thấm chống ngậm nước-vật liệu không giữ nước
• S3 - như S2 và bổ sung tác dụng chống đâm xuyên (A + FO + E + WRU + P)
• S4 - như S2 thế, nhưng áp dụng cho giày cao cổ và ủng không thấm nước
• S5 - như S4 thêm tác dụng đế chống đâm xuyên
Bổ sung các ký hiệu khác:
• A – Tiêu chuẩn chống tĩnh điện
• AN – Chống chấn thuong xương bàn chân
• C - giày dép có tính dẫn điện ( Trở xuất tối đa 100Kilo ôm)
• CI – Chống lạnh ở -20 ° C
• CR - chống cắt
• E -hấp thụ năng lượng trong khu vực gót chân (giảm chấn)
• FO – Đế chịu xăng dầu
• HI - cách nhiệt
• HRO – đế chống cháy (khả năng chịu nhiệt của đế ở 300 ° C /phút.)
• I – Cách điện
• M - bảo vệ xương bàn chân
• P – Chống đâm xuyên
• SRA – Chống trơn trượt - môi trường chất tẩy rửa trên nền nhà lát đá)
• SRB - Chống trơn trượt môi trương dầu mỡ( glycerol) trên nền bằng thép
• SRC - chống trượt theo tiêu chuẩnđáp ứng SRA và SRB
• WR – Tiêu chuẩn toàn bộ giày chống thấm nước và hấp thụ nước (ngậm nước)
• WR U- chống thấm nước và hấp thụ nước ở phần phía trên của giày
(Minh Trường ST)
CÔNG TY TNHH BẢO HỘ LAO ĐỘNG UNISAFE VIỆT NAM
Lô 48 Khu Biệt thự 3 Bán đảo Linh Đàm, Khu đô thị Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam
Xin vui lòng ghi rõ nguồn http://baohoantoan.com nếu bạn sao chép nội dung này.